Friday, January 6, 2012

Bệnh

0 nhận xét

Bệnh là một thực trạng  trong 4 nỗi khổ lớn của con người. Bốn nỗi khổ lớn đó chính l: sanh, gi, bệnh, chết. Bệnh cĩ nghĩa l những bộ phận trong cơ thể con  người bị suy yếu hoặc giả bị hư hoại. Bệnh cũng l một nghiệp quả của con người. Ð mang thn người khơng ai lại khơng bệnh. Bệnh cĩ cả trăm ngn thứ. Do bo nghiệp sai khc m bệnh cĩ nặng nhẹ khc nhau.



Cĩ người từ lc sanh ra cho đến ngy nhắm mắt, cơ thể của họ luơn đau yếu khơng lc no được mạnh khỏe. Từ đó, họ đâm ra cảm thấy rất bi quan chn đời. Họ ơm ấp đầy lịng tự ti mặc cảm. Thậm chí, họ buồn phiền, khơng muốn tiếp xc với bất cứ một ai. Họ nhìn người no cĩ thể lực mạnh khỏe, vui vẻ, thì họ rất thm thuồng  muốn được như thế.



 Ðơi khi, vì qu buồn chn, họ phiền trch đủ thứ. Họ trch trời đất bất cơng, tại sao cho họ cĩ một thn thể bạt nhược. Nhiều lc, quẩn trí, họ lại còn có ý quyên sinh tự tử. Họ bi quan chán đời không màng đến sự sống. Lắm lúc, họ lại còn trch cha mẹ sanh ra họ lm chi để họ phải mang bệnh tật như vầy. Than ôi!  có biết bao nỗi oán hận thống trách chồng chất trong tâm họ.



 Nhưng họ quên rằng: “Quy luật: sanh, lão, bệnh, tử,” đó là một luật định tự nhiên của con người, không một ai tránh khỏi. Không tránh khỏi, thì phải chấp nhận.



Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

(Truyện Kiều )




Trách ai đây? Trời nào hành hạ ta phải như thế. Nghiệp đã tự mình gây ra, thì mình phải cam tâm nhận lãnh. Phải vui vẻ mà trả nghiệp quả. Nhân quả công bằng là như thế. Hiểu được luật nhân quả, ta không còn trách cứ ai cả. Hơn thế nữa, ta lại còn lấy quyền tự chủ để ta hoàn toàn định đoạt đời ta.



Nhân lúc bệnh, ta nên coi đó là một cơ hội tốt, để ta chiêm nghiệm lại thật kỹ bản thân mình. Ta coi bệnh như là một cơ  hội quý báu để ta có nhiều thời giờ niệm Phật. Có lắm người, nhờ lúc đau bệnh , mà họ buông bỏ tất cả để dốc hết tâm lực vào việc niệm Phật. Thân mạng của họ hoàn toàn gởi cho ĐứcTừ Phụ Di Đà. Vì họ xem Đức Phật Di Đà là Đấng Y Vương trị lành bệnh cho họ. Họ quyết chí niệm danh hiệu Ngài. Nhờ vào lòng tin vững chắc đó, mà họ vượt qua mọi sự đau khổ, khi cơn bệnh hoành hành. Đây là một chứng nghiệm thật sự, chớ không phải nói ngoa. Nhưng với điều kiện là bệnh nhân phải có một tấm lòng  tin sâu vững chắc và thiết thiệt trì niệm.



Bản thân của người viết bài nầy đã có chứng nghiệm như thế. Những ngày nằm trong bệnh viện, tôi coi đó như là một cơ hội tốt nhứt, để tôi quyết tâm niệm Phật. Lúc còn mạnh khỏe, thú thật, tôi không bao giờ nghĩ đến sự tu hành. Dù rằng, tôi có đọc kinh sách hay nghe qua một vài cuộn băng nhựa do quý thầy thuyết giảng. Nhưng đọc thì đọc, nghe thì nghe, chớ tôi không có để tâm vào việc tu niệm. Vì sự sống, vì ham tiền, ham làm giàu, muốn có đời sống cao sang hơn thiên hạ, nên tôi cho việc tu niệm là chuyện xa vời thực tế và chán đời. Do nghĩ thế, nên tôi không bao giờ đi chùa hay ăn chay niệm Phật. Tôi nghĩ, tu cũng chết mà không tu cũng chết. Ai rồi cũng phải chết. Nhưng chết mà không được thụ hưởng những khoái lạc trên đời, thì cái chết đó thật là uổng phí cho một kiếp người. Thay gì mình thụ hưởng khoái lạc cho đã, rồi mai kia có chết cũng không  tiếc nuối ân hận.



Những ý tưởng đó, nay nghĩ lại,  tôi đã quá sai lầm. Lúc thân thể còn mạnh khỏe, thì không biết lợi dụng nó để lo tu niệm. Cứ một bề bay nhảy, tính toán tranh danh đoạt lợi. Đến khi ngã bệnh, tôi mới thấy cuộc đời nầy, khác nào như một giấc mộng. Nhìn lại, bao nhiêu tài vật mà mình cả đời bôn ba vất vả tạo ra, nó có còn tồn tại ở bên mình hay không? Hay là tất cả cũng chỉ là giả huyễn, tan hoại, xa mình. Vạn vật trên đời, khác nào như bọt nước, chúng tan biến bất thường. Đó là chưa nói đến “ Năm nhà cướp mất”.



 Phật đã dạy rõ, tài sản thuộc về năm nhà: Lửa cháy, nước trôi, cướp lấy, con cái phá tán, và cuối cùng là nhà nước tịch thâu. Điều nầy, đã, và đang xảy ra hàng ngày. Bao nhiêu cảnh tượng thiên tai xảy ra, đã phá hoại tiêu hao biết bao tài sản. Chẳng những cuốn phăng, tiêu tan tài sản không thôi, mà còn sát hại không biết bao nhiêu sinh mạng. Những người còn sống sót, thì sống trong cảnh lầm than đói khát, Thật là sống trong cảnh màn trời chiếu đất . Ai có lâm vào hoàn cảnh nầy, mới thấu nỗi thảm họa đoạn trường, thốt không ra lời.



Hết thiên tai gây ra, rồi đến nhơn tai khủng bố. Vì hận thù mà họ nhẫn tâm sát hại bất kể mạng sống con người. Chúng ôm bôm cảm tử tàn sát vô số những người vô tội. Chúng coi sinh mạng con người thua con kiến. Quả đó là một thảm họa vô cùng ác liệt của nhơn loại.



 Như thế, thì trên đời nầy, có gì tồn tại bảo đảm đâu. Bổn mạng mình còn không giữ được, nói chi đến sở hữu tài sản. Tài sản, chúng nó là vật ngoài mình. Con người tạo ra tài sản, nhưng cuối cùng rồi bị tán thân mất mạng cũng chỉ vì tham trước bảo vệ tài sản. Phật cho đó là si mê, thật đáng thương xót, tội nghiệp!. Nhờ bệnh nằm trên giường yên tịnh, tôi mới tư duy thiền quán thấy rõ cuộc đời lắm nỗi tang thương bể dâu là như thế.



 Cuộc đời nầy, không phải đợi tới lúc chết, ta mới cho đó là mộng ảo. Mà thật tế là nó mộng ảo trong từng ngày. Đêm ngủ mình thấy toàn là mộng. Có mộng dài, mộng ngắn. Đến khi sáng thức giấc, chạy lo sinh kế, bon chen, tranh giành đủ thứ… tất cả mình cứ ngỡ là thiệt. Đó là tại vì mình thiếu trí giác để nhận định. Kỳ thật, nếu nhìn bằng con mắt tuệ giác của Phật dạy, thì tất cả cái mà mình cho là “Được” đó, rốt lại cũng chỉ là mộng ảo mà thôi. Thậm chí, nó mộng ảo trong từng phút giây, cái mà mình đang suy nghĩ, tính toán lung tung đủ thứ…Rốt lại, cũng chỉ là thân mộng, cảnh mộng. Chúng ta là những kẻ đang trầm mình trong cơn mộng. Phật Tổ đã dùng mọi phương tiện, hết lời kêu gọi đánh thức chúng  ta chóng mau tỉnh mộng. Nhưng, trong chúng ta đã có mấy ai thật sự tỉnh cơn mộng?!



 Do tư duy thấy rõ như thế, bổng dưng tôi cảm thấy thân tâm tôi thật nhẹ nhàng. Xin thưa rõ, chỉ là nhẹ nhàng thôi nhé! kỳ thật, tôi chưa phải là người hoàn toàn tỉnh mộng đâu. Nhân lúc đau bệnh, nên tôi mới có chút suy tư về mình và cuộc đời. Như vậy, tôi cũng chỉ là kẻ đang hốt giác hốt mê. Nhưng khi nhận hiểu như thế, tôi cương quyết không để tư tưởng tôi phiêu lưu trong ảo tưởng nữa.  Lòng tôi, thật sự như không còn để tâm đến bất cứ thứ gì. Vì chính cái mà gần nhứt, đó là cái bản thân tôi đang nằm đây và đang tranh đấu với tử thần qua từng giây phút. Như thế, thì còn thứ gì làm cho tôi phải say mê đắm đuối nữa chớ! Tôi trực nhớ đến lời cổ đức nói:



Danh mà chi lợi lắm mà chi!

Của công danh như bọt nước có ra gì

Mùi phú quý như vầng mây tan hiệp

Sang cho mấy cũng rồi một kiếp

Giàu đến đâu cũng chỉ hưởng một đời

Kiếp tử sanh đeo đuổi con người

Thân Tứ đại lấy đâu mà làm chắc…




Hay là:



Phú quý lợi danh như nước chảy

Sắc tài tửu khí tợ mây tan

Ngựa xe áo mão không bền bỉ

Nhắm mắt hoàn ra đống cốt tàn.




Nghĩ thế, tôi buông hết, chỉ còn giữ lại trong tâm một câu hiệu Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Đây là chiếc phao nổi của đời tôi. Tôi đã ôm được rồi, không dại dột gì tôi lại buông ra, khi tôi chưa đạt được cảnh giới Nhứt Tâm Bất Loạn. Tất cả đối với tôi lúc nầy đều là vô nghĩa. Như vậy, không phải tôi tìm cái sống chân thật trong cái cơn bệnh hoạn của tôi hay sao? Tại sao mình không tìm cái phước trong cái hoạn họa. Thay gì ngồi đó kêu trời than van khóc lóc! Đã biết cuộc đời là tương đối, thì tại sao ta không tìm cho mình cái tương đối tốt để được an thân lập mệnh?



Ôi! Còn gì hạnh phúc cho bằng! Tôi không cần tìm hạnh phúc đâu nữa. Tôi  đã có hạnh phúc tràn đầy ngay trên giường bệnh tôi nằm. Chỉ cần dừng cái tâm vọng tưởng, nghĩ nhớ lăng xăng, hay buồn rầu, lo âu sợ hãi,  ngay đó là ta đã có hạnh phúc ngập tràn rồi. Đó mới thật sự là thứ hạnh phúc chân thật. Thứ hạnh phúc không cần phải tìm kiếm trong sách vở. Sách vở chẳng qua chỉ là những thứ bánh vẽ mà thôi. Tệ hơn nữa là đi tìm hạnh phúc trong những thứ vật chất phù phiếm. Đã có biết bao người ngồi trên ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp, con xinh, nhưng cõi lòng họ còn hơn bải tha ma hoang vu nơi đồng vắng.  Cả đời họ phải trầm mình trong ao tù dục lạc, cuối cùng, họ chỉ chuốc lấy thảm họa đau thương mà thôi!



Nói lên những điều nầy, tôi không dám có ý khoe khoang hay tự hào mình đã được thế nầy thế kia. Thâm tâm tôi, chỉ muốn chia sẻ nói lên một sự thật của con người. Một con người thật sự đã nếm mùi đau khổ, nhưng sớm biết có chút tỉnh giác. Quả tôi là hạng người đúng với câu cổ đức nói: “Nhơn vô họan họa bất hồi đầu”. Tôi đã thật sự hồi đầu, tìm cho mình một lẽ sống chân thật. Được thế, phải chăng, tôi cũng nhờ những trợ duyên tốt, qua sự đọc kinh sách cũng như nhờ sự chỉ dạy nhắc nhở của thầy hiền bạn tốt.



Giờ đây, đối với tôi, sống hay chết là chuyện tự nhiên của kiếp người trả nghiệp. Đến và đi là chuyện bình thường của nhân thế. Vạn vật đều có chung một định luật: “có đến phải có đi, có sanh tất có tử”.  Rồi ra, đời người ai ai cũng thế. Nhưng có điều mình hãy tự hỏi lại mình có chọn cho mình một hướng đi đúng với chánh pháp hay chưa? Hỏi, tức tự mình phải tìm câu trả lời lấy.



Những ngày còn lại, tôi cố gắng chuẩn bị thêm cho mình có hành trang tốt khi lên đường. Không có cơn sóng nào mà không có lúc phải yên lặng. Sóng lặng mặt biển mới hiển hiện. Mây có tan, thì mặt trăng mới hiển lộ. Cũng thế, phiền não có hết, thì Bồ đề( tánh giác ) mới hiện bày.



Thế thì, ta không cần  cầu nguyện cho sóng lặng, ( mà cầu nguyện cũng không được )mà ta chỉ cần nhận cho ra tánh chất bình lặng ( bản thể ) khi cơn sóng còn đang động. Đó mới là điều thiết yếu mà ta cần phải lưu tâm để sống. Và phải sống thật sự trong từng giây phút của cuộc đời còn lại. Sống trong chánh niệm từng hơi thở, từng bước đi là ta đã thật sự có chủ quyền. Ta không còn làm kẻ nô lệ ăn mày nữa. Ta hãy tự hãnh diện rằng, ta thật sự có quá nhiều hạnh phúc.



Mong sao mọi người nên tìm lại chính mình một nguồn sống vĩnh cửu chân thật. Muốn thế, thì xin các bạn hãy: thử hòa điệu sống với chính mình. Khúc nhạc dù có hay đến đâu, rồi cũng có lúc phải ngừng lại. Nhưng có điều tiếng nhạc tuy ngừng, nhưng âm vang của khúc nhạc kia mãi mãi chan hòa  cùng khắp đất trời bao la muôn thuở… Xin mỗi người hãy tự tạo cho mình một bản nhạc tình ca bất diệt đó…



Trân trọng mời các bạn lên đường, dù cho các bạn đang ở trong phương trời hay hoàn cảnh nào…



Kính chúc các bạn sẽ thành công và đạt nhiều kết quả tốt đẹp trên bước đường tu tập.



Leave a Reply