Thursday, January 12, 2012

Vệ Sinh Cá Nhân Cho Người Làm Việc Liên Quan Đến Thực Phẩm

0 nhận xét

Vệ Sinh


Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề y tế nghiêm trọng. Là một người làm công việc phải tiếp xúc với thực phẩm – dù cho quý vị là người phụ bếp, người thợ sản xuất trong kỹ nghệ chế biến thực phẩm, người phụ bán hàng ăn hay là người chuyên làm săng uých – quý vị đều có trách nhiệm phải giữ an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm.  Băng cách lưu trữ, trưng bày và tiếp xúc với thực phẩm một cách an toàn, quý vị đã:


  • Bảo vệ người khác khỏi bị bịnh hoạn.

  • Bảo vệ công việc của quý vị.

  • Bảo vệ tiếng tăm của quý vị trong kỹ nghệ thực phẩm.

  • Bảo vệ dịch vụ kinh doanh của quý vị.


MỘT TRƯỜNG HỢP NGỘ
ĐỘC THỰC PHẨM CÓ THỂ
LÀM MỘT DỊCH VỤ KINH
DOANH PHẢI ĐÓNG CỬA.

Vệ Sinh Cá Nhân


Một điều quan trọng để ngăn ngừa thực phẩm khỏi bị nhiễm khuẩn là duy trì tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân cao và sạch sẽ.  Ngay cả những người mạnh khoẻ cũng mang theo vi khuẩn trong người. Qua việc đụng vào các bộ phận trong cơ thể như mũi, miệng, hay mông của quý vị, quý vị có thể đưa vi khuẩn từ tay quý vị qua thực phẩm.


Rửa Tay


Rửa tay kỹ là một cách thức tốt để giảm nguy cơ làm thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Rửa tay bằng xà bông và đừng quên lưng bàn tay, cổ tay, các khe ngón tay và dưới móng tay của quý vị.


Làm khô tay ngay sau khi rửa. Luôn luôn làm khô tay bằng khăn giấy dùng xong rồi bỏ, máy thổi khô nhưng không bao giờ được lau khô tay bằng cách chùi vào quần áo



Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm


và rửa tay thường xuyên trong khi làm việc.



Những Cách Thức Khác Vi Khuẩn Có Thể Lan Truyền


Có một số cách thức khác mà vi khuẩn có thể lan truyền. Trong một khu vực đang làm việc với thực phẩm hoặc nơi lưu trữ thực phẩm, quý vị đừng bao giờ nên:



  • Hút thuốc

  • Nhai kẹo cao su

  • Khạc nhổ

  • Thay tã cho con nít

  • Ăn


Tóc, nữ trang và quần áo cũng có thể chứa vi khuẩn và làm Vi khuẩn lây lan:



  • Nếu quý vị có tóc dài, hãy cột về phía sau hay che phủ tóc lại.

  • Chỉ nên đeo nhẫn trơn.

  • Chỉ nên đeo bông tai trơn.

  • Mặc áo bảo hộ sạch ra ngoài quần áo thường.


Quý vị cũng nên để móng tay ngắn cho dễ rửa.  Đừng sơn móng tay vì sơn có thể mẻ ra và rơi vào thực phẩm. Giữ quần áo để thay và những vật dụng cá nhân xa chỗ chứa thực phẩm và chế biến thực phẩm.


Đứt Tay và Những Vết Thương


Nếu quý vị bị đứt tay hay bị những vết thương, phải băng những vết cắt hay vết thương này bằng những băng không thấm nước. Nếu vết thương ở trên tay, quý vị cần mang găng tay loại dùng một lần rồi bỏ để che phủ chỗ vết thương đã băng.


Cả băng vết thương lẫn găng tay nên được thay đổi thường xuyên. Dùng những miếng băng vết thương có màu sáng để quý vị có thể dễ thấy khi những miếng băng này rơi ra.


Bệnh Hoạn


Khi đang bị bệnh, quý vị không được làm việc vì bệnh có thể lây lan qua đường thực phẩm.


Những bệnh này bao gồm cả bệnh viêm dạ dày ruột (thường gọi là ‘gastro,) viêm gan loại A và E.


Khi Nào Qúy Vị Cần Phải Rửa Tay


Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm. Trong khi làm việc, nên rửa tay thường xuyên.  Quý vị cần phải rửa tay sau khi:



  • Đi toilet

  • Tiếp xúc với thực phẩm sống

  • Hỉ mũi

  • Đụng tay vào rác

  • Đụng tay vào tai, mũi hay các bộ phận khác của cơ thể

  • Hút thưốc

  • Mỗi lần nghỉ

  • Đụng tay vào súc vật.


Vệ Sinh Tốt Là Kinh Doanh Phát Đạt


Vệ sinh cá nhân tốt không những là điều cần yếu để tránh làm thực phẩm bị nhiễm khuẩn mà còn có lợi cho dịch vụ của quý vị nữa. Khách hàng đều muốn thấy nhân viên bán thức ăn rất
thận trọng trong việc vệ sinh và cách họ áp dụng phương thức an toàn trong khi tiếp xúc với thực phẩm.


Quý vị hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng và quan sát xem các bạn đồng nghiệp của quý vị xử lý thực phẩm như thế nào. Quý vị có muốn ăn đồ ăn tại nhà hàng của quý vị không?


Muốn Tìm Hiểu Thêm


Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh còn ấn hành nhiều tập sách mỏng khác về đề tài này, bao gồm:



  • Chuẩn Bị Thực Phẩm và Xử Lý Thực Phẩm Một Cách Vệ Sinh.

  • Lưu Trữ và Trưng Bày Thực Phẩm Một Cách An Toàn.

  • Ngộ Độc Thực Phẩm – Cách Ngăn Ngừa


Muốn biết thêm chi tiết, Quý vị có thể coi những tập hướng Dẫn do Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm (Food Safety Victoria) ấn hành.  Quý vị có thể xin những tập hướng dẫn này tại Hội Đồng Thành Phố địa phương của quý vị hay tại cơ quan An Toàn Thực Phẩm Victoria (Food Safety Victoria). Phòng Y Tế tại Hội Đồng Thành Phố địa phương của quý vị cũng có thể cho quý vị biết về những khoá học dành cho những người phải tiếp xúc với thực phẩm trong nghề nghiệp của họ.


http://www.health.vic.gov.au/foodsafety/lote/vietnamese/viet_personal_hygiene.pdf


Food Safety Victoria Hotline 1300 364 352
www.foodsafety.vic.gov.au
An Toàn Thực Phẩm Victoria là một chương trình thuộc Ngành Y Tế Công Cộng của Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh. Chương trình này có trách nhiệm quảng bá và theo dõi, kiểm soát cách thức xử lý thực phẩm an toàn trong tất cả các dịch vụ thực phẩm tại Victoria.


Published by Food Safety Victoria, Public Health Division, Victorian Government Department of Human Services, April 2001.



Leave a Reply