Thursday, January 12, 2012

Bệnh màng não cầu khuẩn là bệnh gì?

0 nhận xét

Bệnh màng não cầu khuẩn ít xảy ra nhưng rất nguy hiểm và thường xuất hiện dưới dạng bệnh viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết. ‘Viêm màng não’ tức là lớp màng bao bọc não và tủy sống bị viêm (sưng). ‘Nhiễm khuẩn huyết’ tức là máu bị nhiễm độc, đây là chứng bệnh lan rộng khắp cơ thể.


Bệnh màng não cầu khuẩn do vi khuẩn ‘cầu khuẩn màng não’ gây ra. Loại vi khuẩn này chia thànhnhiều nhóm khác nhau. Ở tiểu bang Victoria, phần lớn bệnh màng não cầu khuẩn do hai nhóm Huyết thanh B và Huyết thanh C gây ra.


Bệnh màng não cầu khuẩn nguy hiểm như thế nào?


Dù bệnh màng não cầu khuẩn ít xảy ra, nhưng rất nguy hiểm. Người bị nhiễm vi khuẩn có thể ngã bệnh rất nhanh và chừng 10% ca bệnh bị thiệt mạng. Nếu chẩn đoán bệnh đủ sớm, kịp thời và cho uống thuốc kháng sinh ngay, thì đa số người bệnh đều bình phục hoàn toàn. Khoảng chừng một phần tư bệnh nhân sau khi bình phục sẽ còn bị tác động bởi dư âm của bệnh này. Một số dư âm thường thấy gồm có bị nhức đầu, điếc một hoặc cả hai tai, ù tai (tiếng ù trong tai), mắt mờ và nhìn một thành hai, nhức mỏi và cứngkhớp, học tập khó khăn. Đa số các vấn đề này sẽ giảm dần.


Cội nguồn của cầu khuẩn màng não?


Cầu khuẩn màng não là vi khuẩn thông thường, cứ 10 người thì có một người ‘mang’ vi khuẩn này ở phần sau cổ họng hoặc mũi, phần lớn là ở thanh thiếu niên và một số ít trẻ em và cao niên. Cầu khuẩn màng não chỉ tìm thấy ở con người, chưa bao giờ tìm thấy ở loài vật hoặc môi trường bên ngoài.


‘Người mang cầu khuẩn màng não’ là gì? Hầu hết người lớn và trẻ em có thể mang vi khuẩn này trong người mà không bị bệnh. Theo nghiên cứu thì thông thường người mang cầu khuẩn màng não sẽ không bị bệnh nguy hiểm này. Người ta có thể trở thành người mang cầu khuẩn màng não mà không hề hay biết đã bị nhiễm vi khuẩn này, rồi cơ thể sẽ tự tiêu diệt chúng một cách tự nhiên sau một vài tuần lễ hoặc tháng, mà không cần phải trị liệu gì cả.


Ai bị nhiễm bệnh màng não cầu khuẩn?


Người ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị nhiễm bệnh màng não cầu khuẩn, nhưng em bé và trẻ dưới 5 tuổi thì dễ bị nhiễm bệnh nhất. Thanh thiếu niên từ 15–24 tuổi cũng dễ bị nhiễm bệnh hơn.Đối với người bệnh, thời gian trung bình từ lúc nhuốm bệnh cho đến lúc ngã bệnh là khoảng từ 3–5 ngày, nhưng có khi đến 7 ngày.Đôi khi khi xảy ra ổ dịch nhỏ thì nhiều người bị bệnh một lúc nhưng thông thường thì các ca bệnh không có liên can gì với nhau.


Tỷ lệ người nhiễm bệnh màng não cầu khuẩn thế nào cũng đã giao tiếp gần gũi với người hút thuốc lá là gấp ba lần. Ngoài ra người này cũng có thể mới bị bệnh siêu vi (đặc biệt là cúm). Tránh những nơi có nhiều khói và bụi bặm sẽ giúp phòng được bệnh này phần nào.


Có những triệu chứng gì?


Một số người nhiễm bệnh màng não cầu khuẩn sẽ lâm bệnh nặng, thông thường sẽ cảm thấy bị khổ sở hơn bất cứ chứng bệnh nào đã bị trong quá khứ. Bệnh màng não cầu khuẩn có nhiều triệu chứng, dù chỉ một vài triệuchứng là đặc biệt quan trọng. Đa số ca bệnh chỉ có một vài triệu chứng này mà thôi, và hiếm khi nào xảy ra cùng một lúc. Các triệu chứng của bệnh màng não cầu khuẩn gồm có:


Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:


  • sốt

  • bỏ bú/ăn

  • quấy

  • bị cực kỳ mệt nhọc hoặc người mềm nhũn

  • không thích ai chạm vào người • ói và/hoặc đi tiêu chảy

  • né tránh ánh sáng

  • ngầy ngật

  • động kinh hoặc co giật

  • nổi ban đỏ-tím li ti hoặc đốm bầm lớn hơn.


Ở thanh thiếu niên và người lớn:


  • nhức đầu

  • sợ ánh sáng chói (không thích ánh sáng chói chang)

  • sốt, ói và/hoặc đi tiêu chảy

  • cổ bị cứng hoặc đau

  • đau lưng

  • đau khớp và bắp thịt

  • lừ đừ, biếng ăn

  • ngầy ngật, lẫn lộn

  • nổi ban đỏ-tím li ti hoặc đốm bầm lớn hơn.


Trẻ em có thể không biết phàn nàn về những triệu chứng bệnh, do đó bị sốt, da mặt xanh hoặc nổi đốm, ói, lờ đờ (nhìn vào khoảng không, biếng hoạt động, khó đánh thức, hoặc biếng ăn) và nổi ban là những dấu hiệu quan trọng. Dấu hiệu và triệu chứng đôi khi xuất hiện rất nhanh, và người bệnh màng não cầu khuẩn có thể bị ngã bị trong vòng một vài tiếng đồng hồ.
Trong trường hợp bệnh nhiễm cầu khuẩn huyết, nổi ban luôn luôn là dấu hiệu rất quan trọng. Ban có thể nổi ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Quý vị biết người thân trong gia đình và bạn thân rõ hơn ai hết. Nếu người thân cận với quý vị có một số những dấu hiệu này, và ra vẻ bị bệnh hoạn khác thường, thì tìm cách trị liệu ngay. Nếu thanh thiếu niên bị lâm bệnh này thì đừng để các em một mình. Chẩn bệnh và trị liệu sớm là điều quan trọng vô cùng.


Cách bệnh màng não cầu khuẩn lây lan?


Bệnh này khó lây. Khi ra khỏi cơ thể con người, thì vi khuẩn không thể tồn tại trên một vài giây, do đó trong nguồn nước, hồ bơi, nhà cửa hoặc hãng xưởng không có vi khuẩn loại này. Chỉ trong trường hợp thường xuyên giao tiếp gần gũi dài hạn trong gia đình và tiếp xúc thân mật mới bị lây vi khuẩn. Người ở trong những nơi chụng đụng gần gũi như nhà trọ học sinh hoặc trại lính có thể dễ bị lây bệnh màng não cầu khuẩn hơn.


Cách trị bệnh màng não cầu khuẩn?


Nếu nghi ngờ bị bệnh viêm màng não cầu khuẩn hoặc nhiễm cầu khuẩn huyết, người bệnh phải được cho chích thuốc kháng sinh ngay và đưa vào bệnh viện.


Có thể ngừa bệnh màng não cầu khuẩn hay không?


Hiện nay không có thuốc chủng ngừa bệnh do nhóm Huyết thanh B gây ra, nhưng có hai loại thuốc chủng ngừa bệnh do nhóm Huyết thanh C gây ra:



  1. Thuốc chủng viêm màng não loại C kếp hợp có thể dùng cho tất cả mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh trên 6 tuần tuổi. Những loại thuốc chủng này bảo vệ chống bệnh do nhóm Huyết thanh C gây ra một cách hữu hiệu và tạo ra sức đề kháng lâu dài.

  2. Thuốc chủng bệnh màng não cầu khuẩn đường Polysaccharide ngừa được bệnh do nhiều nhóm huyếtthanh ít khi thấy ở Úc và có lợi cho người đi du lịch đến nhữngnơi như Châu Á và Châu Phi và người hành hương đến Haj. Tuy nhiên loại thuốc chủng này không dùng cho trẻ em dưới hai tuổi và chỉ hiệu nghiệm chừng ba năm mà thôi.


Khi có ca bệnh thì sao?


Những người giao tiếp rất gần gũi với ca bệnh sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa để ngăn chặn bệnh lây lan thêm. Những người này là thành viên trong cùng một nhà, bạn gái/trai, bất cứ ai ở lại qua đêm trong bảy ngày trước khi người bệnh lâm bệnh. Những người khác có giao tiếp với ca bệnh như bạn bè, đồng nghiệp, thông thường không cần phải trị liệu. Khi xảy ra ca bệnh, Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh sẽ hướng dẫn những điều phải làm, và họ bảo đảm là những người có giao tiếp gần gũi với ca bệnh sẽ được trị liệu đúng thuốc kháng sinh để ngăn chặn bệnh lây lan. Chỉ có những người giao tiếp gần gũi mới cần phải trị liệu, và công tác này sẽ do Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh đảm trách. Cho dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp không cần thiết có thể gây ra vấn đề.
Khi người bị bệnh màng não cầu khuẩn bệnh bình phục, người này không còn lây bệnh cho người khác, và có thể đi nhà trẻ, đi học hoặc đi làm một cách an toàn. Những người khác trong gia đình có thể đi học lại hoặc đi nhà trẻ khi đã bắt đầu dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa.


Phải làm gì khi con tôi tiếp xúc với bệnh màng não cầu khuẩn?


Thông thường bệnh này không lây qua mội trường học đường hoặc nơi làm việc. Cẩn thận để ý xem con có bất cứ dấu hiệu bệnh nào hay không và đi khám bác sĩ ngay nếu cảm thấy lo ngại.


http://www.health.vic.gov.au/__data/assets/pdf_file/0012/30333/men_vietnamese.pdf


Thêm chi tiết về bệnh màng não cầu khuẩn
Muốn tìm hiểu thêm về bệnh màng não cầu khuẩn xin quý vị liên lạc với: Public Health Department of Human Services GPO Box 4057 Melbourne 3001 Điện thoại: 9637 4000
Những khu mạng (website) dưới đây đều có thêm chi tiết
Meningitis Foundation of America: http://www.musa.org
Meningitis Trust: http://www.meningitis-trust.org.uk
The Meningitis Research Foundation: http://www.meningitis.org.uk



Leave a Reply