Thursday, January 12, 2012

20 cách để theo kịp các bạn bè trong lớp

0 nhận xét

Từlúc em được 12 tuổi cho tới 18 tuổi, có thể đây là lúc em trải qua nhiều thay đổi hơn hết so với thời gian còn lại trong cuộc sống của em.


Từ trường tiểu học, em chuyển sang trường trung học. Sau đó, em lên lớp 11 rồi lớp 12, rồi tiếp đến là kỳ thi, các bài làm, bài học ở trường và các sinh hoạt giao tiếp ngoài xã hội càng nhiều thêm sau đó. Có các môn thể thao, các dịp vận động thể chất khác mà em làm, cho dù đo chỉ là việc chạy tới để bắt xe buýt. Rồi trong suốt những năm tháng này, các em có bạn bè, các liên hệ tình cảm và tất cả những nỗi buồn vui, thành công và thất bại.


Hầu hết các em thiếu niên nhận thấy rằng khi các em lớn lên, các em hoạt động ít đi. Hãy nghĩ đến những trò chơi khi các em còn bé. Nếu không chơi những trò chơi này, có thể em sẽ không còn vận động nhiều như trước và bài vở ở trường sẽ càng ngày càng nhiều hơn làm cho em ít có thì giờ ra ngoài để làm những việc khác. Khi em tới tuổi vị thành niên, thường thường em bắt đầu không còn hoạt động nhiều nữa và điều này thưởng ảnh hưởng tới các em gái nhiều hơn các em trai.


Dĩ nhiên, giải pháp cho em là vận động và không cần phải làm những hoạt động nặng. Đi bộ hàng ngày cũng đủ tạo nên sự khác biệt và làm em được khỏe mạnh. Những lợi ích do vận động mang lại cho em lúc còn đang ở tuổi thiếu niên thì thật lớn lao.


Vận động giúp em thư dãn và ngủ ngon hơn bằng cách giảm bớt sự căng thẳng. Vận động gia tăng năng lực và sức tập trung của em. Về mặt xã hội, đó là một phương cách hoàn hảo để làm quen với bạn mới và giữ mối liên hệ với bạn cũ.


Sau đây là nhiều cách để duy trì được năng lực trong ngày.



  1. Thêm nhiều trò chơi trong ngày. Có rất nhiều cách để trở nên hoạt động và cũng vui thích nữa. Đi trượt ván skateboarding, thả diều, ném dĩa, hoặc đá banh qua lại với bạn bè. Dắt chó đi dạo, đánh bóng qua vòng hoặc chơi banh bầu dục với bạn bè hay nhẩy nhót.

  2. Tổ chức sinh hoạt. Chơi banh bầu dục, bóng rổ, bóng lưới, quần vợt, hockey, bóng đá, hoặc bất cứ môn thể thao nhóm nào. Em cũng có thể đăng ký học nhẩy, trượt pa-tanh, chơi bowl hoặc gia nhập nhóm bơi lội.

  3. Đi tập Thể Dục Thể Thao. Phát triển và thực tập những kỹ năng như ném, bắt, nhẩy lò cò, nhẩy chân sáo và nhẩy xa.

  4. Hãy làm nóng người trước đã. Bắt đầu chương trình hoạt động của em từ từ mỗi lần và dần dần gia tăng cường độ hoạt động. Hãy làm một số động tác dãn bắp thịt trước khi chạy hoặc thực hiện những hoạt động cần ráng sức.

  5. Cho bắp thịt nghỉ ngơi sau chót. Khi sắp sửa hoàn tất buổi tập, hãy cho bắp thịt từ từ nghỉ ngơi bằng cách hoạt động chậm lại trước khi ngưng hẳn.

  6. Ngăn ngừa thương tích. Nhớ là phải luôn luôn mang đồ bảo hộ thích hợp cho những hoạt động như nón bảo hộ, miếng đệm bảo vệ đầu gối và đồ bảo vệ hàm răng.

  7. Hãy lập một chương trình. Tính toán thời gian thích hợp nhất để lồng chương trình hoạt động mà em lựa chọn vào sinh hoạt của mình, có thể là trước hoặc sau buổi học ở trường hoặc làm việc.  Đừng bỏ phí ngày cuối tuần hoặc những ngày nghỉ bằng cách dán mắt vào TV.

  8. Hãy có thời gian nghỉ ngơi trong khi học. Học hành là việc quan trọng. Tuy nhiên ngay cả khi việc học là ưu tiên tuyệt đối của em, em nên sắp xếp để có thời gian hoạt động quanh việc học.

  9. Hãy coi việc hoạt động là quan trọng. Cố gắng có một vài hoạt động cần ráng sức trong tuần và mỗi hoạt động nên kéo dài khoảng 15 phút hoặc nhiều hơn.

  10. Giảm bớt cường độ. Nếu em không muốn chạy bộ hàng giờ hoặc bơi nhiều vòng trong hồ bơi, em hãy thử một vài hoạt động dễ hơn như nhảy nhót quanh phòng ngủ theo điệu nhạc của dĩa CD mà em thích.

  11. Làm việc gì khác. Nếu em thích một hoạt động gì có tính cách thử thách, hoặc muốn làm điều gì khác như leo núi, chơi bóng nước, bóng chuyền, đấu kiếm, ném dĩa, phóng lao, hoặc bắn cung, hỏi giáo viên thể dục thể thao của em hoặc hỏi tại trung tâm cộng đồng địa phương để biết cách bắt đầu như thế nào.

  12. Trễ xe buýt. Đi bộ tới trường, chạy xe đạp, đi pa-tanh hoặc chạy bộ tới tiệm. Xuống xe tram hay xe buýt cách nơi đến một vài trạm và đi bộ khoảng cách còn lại.

  13. Giảm bớt số giờ ngồi trước máy truyền hình hoặc màn ảnh computer. Em hãy tính xem số giờ xem truyền hình là bao nhiêu và tìm cách giảm bớt. Đối với computer cũng vậy. Việc chơi internet và gởi email có thể hoàn toàn cuốn hút em nhưng nên giới hạn thời gian dán mắt vào màn hình TV hoặc computer.

  14. Tham gia các sinh hoạt tại địa phương. Hãy tìm cách tham gia các hoạt động xã hội chẳng hạn như gia nhập câu lạc bộ thể thao địa phương hoặc tham gia các sinh hoạt cộng đồng hay của trường.

  15. Duy trì sự ham thích. Lôi kéo người khác cùng tham gia - bạn bè, gia đình, bạn bè cùng chỗ làm và hàng xóm - để giúp em duy trì sự ham thích trong các hoạt động thể chất.

  16. Hãy tìm người huấn luyện. Nếu em thấy mình có năng khiếu về một môn thể thao nào đó hoặc em muốn cải tiến kỹ năng của mình, hãy nghĩ tới việc tìm một người huấn luyện hoặc người cố vấn. Đừng mắc cở; hỏi giáo viên thể dục thể thao hoặc hỏi tại trung tâm cộng đồng địa phương.

  17. Hãy chú tâm vào mục đích. Đôi khi có những công việc khác xen vào ngăn trở chương trình hoạt động của em. Đừng nản vì em đã bỏ lỡ một hoạt động mà chỉ cần tiếp tục làm những gì đã bỏ dở.

  18. Slip, slop, slap. Ngay cả trong những ngày khí hậu mát mẻ, em phải chắn chắn là thân mình được bảo vệ chống lại các tia tử ngoại.

  19. Uống thật nhiều nước. Uống nước trước, trong khi và sau khi hoạt động.

  20. Hãy nói cho người thân của em biết. Nếu em tham gia một hoạt động nào xa nhà, nhớ nên luôn luôn cho một người nào đó biết là em đi đâu và đi bao lâu.  Nếu muốn biết thêm chi tiết, các lời khuyên hoặc cố vấn về việc gia tăng các hoạt động thể chất trong ngày, mời em đến xem trang mạng goforyourlife.vic.gov.au.



Leave a Reply