Thursday, January 12, 2012

AM-HIỂU VỀ BỆNH TRẦM-CẢM

0 nhận xét

Bệnh trầm-cảm thì không phải chỉ là một tâm trạng chán-nãn - nó là một chứng bệnh trầm trọng.  Những người bị bệnh trầm-cảm thấy rằng họ khó hoạt-động mỗi ngày. Bệnh trầm-cảm có những ảnh-hưởng trầm-trọng đến sức-khỏe thể-chất lẫn tinh-thần.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÝ-VỊ BIẾT ĐƯỢC MỘT NGƯỜI BỊ BỆNH TRẦM-CẢM CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ CHỈ BỊ BUỒN-RẦU?

Một người có thể bị bệnh trầm-cảm, nếu trong hơn hai tuần-lễ họ đã:



  • cảm thấy buồn-rầu, chán-nản hoặc khốn-khổ trong phần lớn thời-gian


HOẶC



  • mất hứng-thú và niềm vui trong hầu hết những sinh-hoạt thông-thường của họ.




  • đã trải qua các triệu chứng thuộc ít nhất là ba trong bốn loại sau đây:


1. Hành-xử


  • Ngưng không đi ra ngoài

  • Không hoàn-tất công việc tại sở làm

  • Lánh xa những người thân trong gia-đình và bạn hữu

  • Trông cậy vào rượu hoặc thuốc an-thần

  • Không còn làm những viêc mà họ từng thích-thú

  • Không thể tập-trung suy-nghĩ


2. Suy-nghĩ


  • “Tôi là kẻ thất-bại.”

  • “Đó là lỗi của tôi.”

  • “Chẳng có điều gì tốt xảy ra cho tôi.”

  • “Tôi là kẻ vô-dụng.”

  • “Cuộc đời không đáng sống.”


3. Cảm giác


  • Bù đầu

  • Có lỗi

  • Cáu-kỉnh

  • Bối-rối

  • Không tự-tin

  • Bất hạnh

  • Không quả-quyết

  • Thất-vọng

  • Khốn-khổ

  • Buồn rầu


4. Thể chất


  • Lúc nào cũng mệt-mỏi

  • Bệnh và mệt rã-rời

  • Nhức đầu và đau cơ bắp

  • Bụng cồn-cào

  • Khó ngủ

  • Mất hoặc thay-đổi khẩu-vị

  • Mất ký hoặc tăng ký đáng kể


Trong hầu hết các trường-hợp, bệnh trầm-cảm sẽ tiếp-tục trong nhiều tuần-lễ hoặc nhiều tháng nếu không được điều trị.  Nếu không được điều-trị một cách đúng-đắn thì bệnh trầm-cảm sẽ có khả-năng tái-diễn.

YẾU-TỐ NÀO KHIẾN CHO MỘT NGƯỜI CÓ NHIỀU NGUY-CƠ BỊ BỆNH TRẦM-CẢM?

Những sự-kiện hoặc hoàn-cảnh có liên-quan đến bệnh trầm-cảm:


  • xung-khắc trong gia-đình

  • cô-lập hoặc cô-đơn

  • thất nghiệp

  • có một chứng bệnh trầm-trọng

  • dùng ma-túy và rượu

  • những sự thay-đổi về não và các nguyên-tố hóa-học

  • có một người trong gia-đình bị bệnh trầm-cảm.


Điều quan-trọng là nhớ rằng mỗi người đều khác nhau và thường thì có sự phối-hợp của nhiều yếu-tố để dẫn đến việc một người có nguy-cơ bị bệnh trầm-cảm.

BỆNH TRẦM-CẢM THƯỜNG CÓ HAY KHÔNG?

Rất thường. Mỗi năm, tại Úc có vào khoảng một triệu người lớn và 100,000 người trẻ tuổi bị bệnh trầm-cảm.  Tính trung-bình, cứ năm người thì có một người sẽ trải qua bệnh trầm-cảm trong đời họ; cứ bốn phụ-nữ thì có một người bị và sáu người đàn ông thì có một người bị.


CÓ NHỮNG TRỊ-LIỆU NÀO DÀNH CHO BỆNH TRẦM-CẢM?

Bệnh trầm-cảm thường không được nhận ra hoặc trị-liệu.  Những loại bệnh trầm-cảm khác nhau yêu-cầu phải được trị-liệu bằng những phương-pháp khác nhau. Việc này có thể bao gồm việc tập thể-dục để ngăn-ngừa và chữa-trị bệnh trầm-cảm nhẹ, phương-pháp trị-liệu bằng tâm-lý và thuốc men thì dành cho bệnh trầm-cảm nặng hơn.
TRỊ-LIỆU BẰNG TÂM-LÝ

Trị-liệu bằng tâm-lý thì xử-lý những khó-khăn nào có ảnh hưởng cụ-thể đến người bị bệnh trầm-cảm, chẳng hạn như thay-đổi cách suy-nghĩ bi-quan hoặc giải-quyết những mối
khó-khăn trong quan-hệ.  Hành-xử Nhận-thức Trị-liệu (CBT: Cognitive behaviour Therapy) giúp điều-chỉnh những lối suy-nghĩ tiêu-cực. CBT là một chương-trình hoạch-định để nhận ra rằng cái cách mà
người ta suy-nghĩ có ảnh-hưởng đến cách mà họ cảm-nhận được.
Giao-tiếp Trị-liệu (IPT: Interpersonal Therapy) là một chươngtrình
hoạch-định với sự tập-trung cụ-thể vào việc cải-thiện các
mối quan-hệ.


Trị-liệu bằng tâm-lý có thể giúp để:



  • thay-đổi những suy-nghĩ và cảm-giác tiêu-cực

  • khuyến-khích người ta tham-gia vào những sinh-hoạt

  • thúc-đẩy sự phục-hồi của người bệnh

  • ngăn-chặn bệnh trầm-cảm tái diễn

  • nhận-diện những cách-thức để chăm-lo cho căn bệnh và sống khỏe


THUỐC-MEN

Những người bị bệnh trầm-cảm thường cảm thấy cơ-thể không khỏe.  Phương-pháp trị-liệu dùng thuốc chống bệnh trầm-cảm làm giảm những triệu-chứng về thể-chất của bệnh trầm-cảm.  Trị-liệu bệnh trầm-cảm bằng thuốc thì không gây nghiện.  Có nhiều người lo-lắng về những biến-chứng nặng do thuốc chống bệnh trầm-cảm gây ra. Điều quan-trọng nên biết là khi bệnh trầm-cảm không được điều-trị một cách có hiệu-quả, thì sức-khỏe thể-chất thường trở nên tồi-tệ hơn.


VIỆC QUAN-TRỌNG NHẤT LÀ TÌM MỘT PHƯƠNG-THỨC ĐIỂU-TRỊ NÀO HỮU-HIỆU.

Có nhiều phương-thức mà người ta thử áp-dụng thì lại không điều-trị nguyên-nhân của căn bệnh. Thí-dụ như, thuốc ngủ hoặc tư-vấn đơn-giản thì không hữu-hiệu, cho dù những phương-pháp này có thể làm thuyên-giảm tạm thời. Có nhiều phương-thức điều-trị được chứng-minh là hữu-hiệu. Mỗi người cần tìm xem phương-thức điều-trị nào thích-hợp cho mình.


NHỮNG ĐIỀU NÀO CÓ THỂ THỰC-HIỆN ĐỂ GIÚP-ĐỠ?

Những người bị bệnh trầm-cảm không tự mình làm cho khá hơn. Họ có thể cần nhận được sự giúp-đỡ với sự hỗ-trợ của gia-đình, bạn-bè và/hoặc chuyên-viên y-tế của họ, thí-dụ như bác-sĩ hoặc chuyên-viên tâm-lý. Hãy vào trang mạng www.beyondblue.org.au và bấm vào nút Find a Doctor (Tìm một Bác-sĩ). Hồi-phục khỏi bệnh trầm-cảm là một việc thường tình. Đình trệ việc điều-trị sẽ làm đình-trệ việc phục-hồi.


QUÝ-VỊ CÓ THỂ GIÚP-ĐỠ NGƯỜI KHÁC BẰNG CÁCH:


  • giúp-đỡ họ có được thông-tin từ một trang mạng hay thư viện

  • đề-nghị họ đi gặp một bác-sĩ hoặc một chuyên-viên y-tế

  • giúp họ xin một cuộc hẹn với bác-sĩ hoặc nhân-viên y-tế

  • cùng đi với họ trong ngày hẹn với bác-sĩ hoặc chuyên-viên y-tế

  • thăm chừng họ sau lần gặp bác-sĩ hoặc chuyên-viên y-tế

  • khuyến-khích hoặc khiến cho họ tham-gia vào những sinh hoạt xã-hội

  • can-ngăn họ trong việc họ tự điều-trị bằng rượu hoặc ma túy nào khác.


SẼ KHÔNG CÓ ÍCH KHI:


  • gây áp-lực đối với họ bằng cách bảo họ ‘thôi đi’ hoặc ‘bình tỉnh lại’

  • xa-lánh hoặc tránh-né họ

  • bảo họ là họ chỉ cần luôn bận-rộn hoặc đi ra ngoài nhiều hơn

  • áp-lực họ tham-dự tiệc-tùng nhiều hơn hoặc xóa bỏ những cảm-giác của họ bằng cách dùng ma-túy và rượu.


Nếu quý-vị hoặc người nào khác mà quý-vị biết cần được sự giúp-đỡ, thì hãy nói chuyện với bác-sĩ gia-đình của quý-vị hoặc chuyên-viên y-tế nào khác về việc nhận được một phương-thức điều-trị  thích-hợp.


Những trang mạng để tìm hiểu thêm về bệnh trầm cảm:
www.beyondblue.org.au
Information on depression, anxiety and bipolar disorder
www.ybblue.com.au
beyondblue’s website for young people
www.mmha.org.au
Multicultural Mental Health Australia
Điện-thoại: 02 9840 3333



Leave a Reply