Sunday, January 8, 2012

TU SĨ THỜI HIỆN ĐẠI: MỘT CÁCH NGHĨ VỀ TRUNG ĐẠO

0 nhận xét


Nếu bạn có mức thu nhập cao, hãy hiểu rằng, đó cũng chỉ là vấn đề thuộc thế gian. Hãy suy ngẫm về những sự thật đó và không nên khinh suất. Hãy nhìn cả hai mặt của mọi sự vật, không nên để bị mắc kẹt vào một góc nhìn nào.




Một trong những vấn đề chính yếu mà một tu sĩ thời hiện đại nên suy nghĩ là làm thế nào để sống phù hợp với những gì Đức Phật đã dạy về “Trung đạo”. Vào thời Đức Phật, ở tiểu lục địa Ấn Độ, Trung đạo nghĩa là rời bỏ mọi sự sở hữu thế gian và sống cuộc sống đơn giản của một vị khất sĩ. Hẳn nhiên ở vào một thời gian và không gian khác, nó sẽ được hiểu khác. Chẳng hạn, khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, đời sống tâm linh dù nhiều dù ít vẫn tự túc, Tăng sĩ sống trong những tu viện lớn và họ tự làm lụng lấy. Ngày nay, chúng ta lại nhìn vào những mẫu tu viện sang trọng và công nghệ cao ở phương Tây. Vấn đề ở đây là: con đường Trung đạo có liên quan gì đến sự thay đổi của thế giới vật chất hiện nay không? Nếu có thì nó sẽ dính dáng đến cái gì?


 


Điều nhận xét đầu tiên, có thể câu trả lời dường như là "không". Nếu Trung đạo được thực hiện như thời kỳ của Đức Phật, chắc chắn chúng ta không cần đến bất cứ một thứ xa xỉ nào. Để đủ nuôi sống cơ thể, rõ ràng chúng ta không cần phải có quá nhiều. Thế nhưng, trách nhiệm của một vị tu sĩ thời nay đâu chỉ có sống để tu hành? Có thể, nhưng tôi muốn bày tỏ rằng, người tu sĩ không nhất thiết phải thoát ra ngoài thế tục, mà họ phải có trách nhiệm lớn lao là chia sẻ những thành tựu mà họ đã khám phá được về chân lý với thế giới này. Phương cách chúng ta chia sẻ tất nhiên cũng thay đổi. Không nên nói rằng, tu sĩ thời hiện đại sẽ chia sẻ với người khác đang sống chung với mình trong cùng một cách sống. Những con người đó đang quan tâm đến việc tìm kiếm tự do cho thế giới này, không phải thế giới nào khác, nơi họ buộc phải từ bỏ tất cả mọi mối quan hệ và sống với chiếc áo nâu sồng cùng chiếc bình bát.


 


Vì thế, người tu sĩ ngày nay có thể học tập để mở mang tri thức công nghệ và những phương tiện đang có để chia sẻ nguồn tri thức của mình và chia sẻ những nguồn tri thức liên quan với những người Phật tử.


 


Bước chân trên con đường Trung đạo không có nghĩa là chúng ta chỉ biết làm đủ để sống. Hơn thế, nó chỉ ra rằng, đời sống nên phải tránh xa hai trạng thái cực đoan là nghèo kiết xác và quá sung túc. Hay là, thậm chí một cách khiêm tốn, tôi muốn nói rằng Trung đạo có nghĩa người ta không nhất thiết phải truy tìm hạnh phúc ở thế giới này hay trốn thoát khỏi thế giới vật chất. Nhưng với những cuộc tranh luận, chúng ta bàn về mặt ngoài của sự giàu sang có thể chỉ cho chúng ta thấy hướng đi thích hợp.


 


Xét về mặt ngoài, ở đâu đó vị Tỳ kheo có thể ở giữa sự giàu sang và nghèo kiệt. Sự giàu sang phú quý không bao giờ đứng yên, mà nó luôn thay đổi theo thời gian. Và, ở những thời gian và không gian cụ thể, nó cũng luôn thay đổi theo chiều đi lên, như trường hợp của nước Mỹ ngày nay. Kết quả là con đường Trung đạo cũng có những biến đổi.


 


Theo CIA World Factbook (cuốn sách giới thiệu về tình hình tất cả quốc gia trên thế giới hàng năm của CIA Mỹ), GDP bình quân hàng năm ở Mỹ hiện nay là trên 40.000 đô-la. Phật giáo ở Sri Lanka, nơi có đời sống tu viện khá phổ biến, GDP của họ thấp hơn đến 10 lần, còn ở Myanmar lại thấp hơn đến 20 lần. Chắc chắn, đời sống tu sĩ ở Mỹ, nơi đời sống tu tập trong tu viện không phát triển mạnh, sẽ khác hẳn với các quốc gia khác. Nhưng chính xác là khác nhau như thế nào?


 


Lấy bản thân mình làm thí dụ, thu nhập của tôi dưới 15.000 đô-la. Tôi truy cập Internet tốc độ cao, sử dụng vi tính xách tay, đủ điều kiện lo cho bữa ăn hàng ngày, có thể sử dụng xe hơi, phòng ốc tề chỉnh, có khả năng tự lo chi phí may áo quần. Nói chung, tôi may mắn có đủ tất cả với mức thu nhập đó và vẫn tiếp tục giữ gìn nếp sống tu tập hiện nay. Tôi có rất nhiều thứ và rất thuận tiện để tiếp cận nền công nghệ mới hơn là các vị tu sĩ thời tiền hiện đại. Có bao nhiêu vị tu sĩ đó biết đến blog, hay có bao nhiêu vị thường thuyết giảng trên mạng? Tất nhiên là có, nhưng hầu hết họ đều sử dụng phương pháp cổ điển. Với cuộc sống trong thời hiện đại và hậu hiện đại, khi thuyết giảng trên mạng, liệu chúng ta có cảm giác rằng mình đang dạy cho chính mình hay cho người  khác - những người đang nối mạng?


 


Có những gợi ý khác giúp ta trở thành một tu sĩ thời hiện đại và người có phương tiện sống sung túc, có nhiều cơ hội tốt; đó là những người đang có điều kiện cùng lúc sống trong hai thế giới khác nhau. Chẳng hạn, những vị đang tu tập cũng có những mối quan tâm đến đời sống bên ngoài con đường tâm linh của mình. Họ có thể quan tâm đến sức khỏe, liệu pháp tâm lý, kỹ thuật, họ hàng, công việc, hay rất nhiều sự ràng buộc khác với mọi người trong xã hội. Kết quả là, họ học được nhiều điều từ những lĩnh vực mình đang quan tâm và xem những bài học đó có giúp được gì cho đời sống tu tập của mình không, hay ngược lại. Nguồn lợi hỗ tương trong tiến trình thâm nhập của những bài học đó đang xảy ra, hay chúng ta có thể nói rằng, họ đang thúc đẩy sự giao lưu ở mọi góc độ.


 


Hơn nữa, thay vì cứ giữ vững vai trò tôn giáo và xã hội cứng nhắc, tu sĩ thời hiện đại có thể uyển chuyển và năng động. Họ có thể sống trong những mối quan hệ thâm tình, hay dành chút tâm trí cho các mối quan hệ cộng đồng. Họ có thể “sống trong trần thế nhưng không nhiễm trần” bằng những phương thức có thể giúp họ làm tròn nhiệm vụ và góp phần vào dòng chảy chính của xã hội. Bằng cách này, tu sĩ thời hiện đại có thể sống trong thế giới hiện đại.



-Thường Đức dịch



Leave a Reply