Friday, January 6, 2012

Tang Lễ Theo Phong Tục Người Việt Nam.

0 nhận xét

Tang lễ là một nền văn hóa luôn luôn được người Việt Nam giữ gìn khi gia đình có người qua đời. Bổn phận quan trọng của người con là cung dưỡng song thân khi tuổi già yếu và hoàn tất tang lễ khi quá vãng. Những bổn phận này cần thực hiện đúng nghi thức để tỏ lòng tôn kính, báo đền công sang thành dưỡng dục và tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cháu. Hiện nay một số phong tục, nghi lễ vẫn đặt biệt được cử hành trước và sau khi cha, mẹ lìa trần.


Người Việt Nam tin tưởng rằng sự ‘ra đi’ tại nhà và được thân nhân bên cạnh là điều may mắn. Họ cho rằng chết xa nhà là điều bất hạnh và rủi ro khi phải khiêng hòm từ nơi khác về. Có những trường hợp người bịnh được đưa đi nhà thương và khi biết giờ chết đến gần, họ vội vã về chết ở nhà. Bà con, quyến thuộc quay quần bên người sắp quá vãng và mọi sự được thể hiện trong không khí trầm lặng. Trong lúc này, người con trai lớn ghé sát tai lắng nghe những lời khuyên bảo, dặn dò hoặc trăn trối từ người hấp hối.


Theo một số truyền thống, khi song thân quá vãng, các người con không chấp nhận sự chết của song thân mình. Họ đặt một chiếc đũa gần miệng người chết và thi hài để trên tấm chiếu, đầu hướng phía cửa nhà (hướng Đông). Miệng người quá vãng được mở ra để khách viếng thăm có thể bỏ gạo hoặc tiền vào (trường hợp gia đình giàu có). Người con trai trưởng hoặc con gái trưởng trong gia đình  lấy chiếc áo của ba/mẹ thường dùng khi còn sống vung vẩy trên không trung và gọi hương hồn người mất trở về thân xác. Sau khi thực hiện lễ này, thi hài được các người con lớn đem tắm, rửa bằng dầu thơm hoặc rượu để tẩy đi những các bụi của thế gian. Mục đích này làm cho gân cốt người mất thư giản và ngay thẳng lại. Song song đó tóc của người mất trải gọn gàng, móng tay và móng chân được cắt cụt. Sau đó mặc quần áo cho người quá vãng thường sử dụng khi tại thế, hoặc mặc áo Phật (lục phù) hay áo phép (áo trắng có may cây thánh giá màu đen trước ngực) rồi đặt thi thể lên giường, xếp chân tay ngay ngắn lại. Dầu dừa, trà và chuối xanh được đặt lên bụng người quá vãng để xua đuổi những ma quỷ đến quấy rối, nhưng theo khoa học tính chất từ các vật này khử mùi hôi từ thi thể. Trong khi chờ đợi các Thầy hoặc Cha đến tụng kinh, gia đình treo màn phủ lên người quá vãng và tạm thời đặt chiếc bàn con ở phía đầu. Nếu gia đình ảnh hưởng Khổng Giáo, Lão Giáo hay thờ cúng tổ tiên thì đặt một chén cơm, một quả trứng và đôi đũa. Theo đạo Thiên Chúa đặt miếng giấy bìa cứng có ghi tên Thánh của người chết.


Lễ nhập liệm thường được hướng dẫn theo hai quan điểm Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Người quá vãng thường được mang tới chùa, nhà thờ hoặc nhà quàn để nhập quan tài. Theo nghi lễ Phật Giáo nhập liệm được chia làm nhiều phần như sau: nhập liệm, cúng cơm, động quan, hạ huyệt… Gia đình tang chủ được sắp sếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và theo quan hệ người mất, tất cả quỳ trước bàn thờ Phật và hương linh. Sau khi các Thầy làm các nghi lễ cổ truyền và tụng kinh, nhân viên dịch vụ tiến hành mặc đồ tẩm liệm và quấn vải liệm. Trong lúc người con trưởng hoặc cháu đích tôn đứng bên cạnh, tất cả gia đình nhiễu quanh quan tài ba vòng nhìn mặt người quá vãng lần cuối. Tang phục là văn hoá của người Việt Nam. Tang phục được làm bằng vải tám hoặc vải mùng màu trắng, người trưởng nam, vợ hoặc chồng và cháu đích tôn thường mặc nguyên bộ tang phục, còn lại tất cả đều phải chít khăn tang trên đầu. Trên bàn thờ Phật có các tượng hoặc hình, dĩa trái cây, bình bông và lư hương. Trên bàn hương có thêm 3 chén cơm, ba ly trà nhỏ và các thức ăn khác. Đại diện gia đình gắp thức ăn vào chén cơm, dâng lên ngang trán khi được Thầy hướng dẫn. Theo luật luân hồi của Phật Giáo hương linh vẫn có thể còn vất vưởng trong vòng 49 ngày sau khi lìa thân xác.


Quí Thầy tụng kinh, làm lễ trước khi di chuyển quan tài đi hỏa táng hoặc mai táng. Nhân viên dịch vụ đồng xá ba xá tỏ ý kính trọng người mất và xin phép gia đình di quan. Theo nghi lễ Phật giáo, các vị sư đi trước tụng king. Trưởng nam và cháu đích tôn bưng lư hương và hình người quá vãng đi sau quan tài. Quan tài được khiêng cung kính và theo nguyên tắc “đầu Quan đi trước, chân áo Quan đi sau”. Gia đình, họ hàng và quí khách tham dự lần lượt nối tiếp tiễn đưa người quá vãng đến nơi “an nghỉ cuối cùng”.


Theo nghi lễ Thiên Chúa Giáo, gia đình không đặt nặng các phần cúng kiến mà chủ yếu đọc kinh cầu nguyện. Các vị Cha đọc kinh, làm lễ nhập liệm (dùng vải trắng), các phần còn lại do các vị có trách nhiệm đảm nhận. Bàn thờ theo Thiên Chúa Giáo đơn giản là một bảng tên thánh, lư hương (ít dùng), bình bông huệ trắng, cây thánh giá¸....phía sau quan tài có một tấm vải thiêu tên giáo xứ, trước nhà có treo bốn lá cờ nhỏ có thêu chữ 'Sống gởi, thác về'. Nghi lễ động quan Thiên Chúa giáo gồm có hai phần. Bà con, họ hàng đọc kinh, cầu nguyện trước lúc di quan và sau đó đưa linh cữu vào nhà thờ làm lễ. Thông thường, lúc sinh tiền người quá vãng đi lễ tại đâu thì được Cha Sở của nhà thờ đó làm lễ.


Tang lễ được coi rất quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Trong thời gian này, con cháu quy tụ đầy đủ dự tang. Mọi tục lệ cưới hỏi, nôi thôi, sinh nhật, kỷ niệm v.v…đều ngưng lại chờ sau khi xả tang. Nhưng đặc biệt đối với Tết, ngày vui cổ truyền của dân tộc, gia đình phải gác mối sầu riêng để hòa cùng niềm vui của dân tộc. Vì vậy có tục lễ ‘cất khăn tang’ trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang thì kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con. Ngược lại bà con, xóm giềng đến chúc tết và an ủi những gia đình bất hạnh.


Theo truyền thống, gia đình có song thân qua đời thường được để tang ba năm. Thời gian gần đây, các tang quyến giảm bớt nghi lễ nhưng không kém phần trang nghiêm. Sau khi an táng thân mẫu xong, thành viên trong gia đình sinh hoạt bình thường; người lớn tiếp tục công việc, làm ăn buôn bán v.v…con cháu tiếp tục học hành. Đối với vấn đề tang phục không còn bị bắt buộc mặc, họ điều chỉnh lại thành những bản vải nhỏ cột xung quanh tay hoặc miếng danh hiệu gắn lên cổ áo.


Tang lễ trong gia đình đã có tập tục từ rất lâu. Các phong tục, nghi lễ được truyền thừa từ tổ tiên đời này sang đời khác mang những tính chất huyền bí và bắt nguồn gia lễ xưa của Trung Hoa. Ngày nay các tập tục này đã lỗi thời nhưng vẫn được áp dụng rộng rãi trong nhân gian. Tang lễ được ảnh hưởng bởi tôn giáo, tùy theo tín ngưỡng của từng tôn giáo mà gia đình có những cách thức tiến hành tang lễ khác nhau. Tang lễ là sự tiêu biểu truyền thống, cách sống của người Việt Nam. Hình thức tang lễ nói lên tình nghĩa của những người cùng chung dòng máu, chia sẻ những gì khi còn sống và sau khi mất họ vẫn ở mãi trong lòng những người thân. Người Việt Nam cho rằng chết không có nghĩa là không còn nữa mà chỉ ‘mất đi’. Phần thân xác mất chứ tâm linh không mất. Con người mất đi thì vẫn hiện hữu qua nhiều hình thức khác.


Reference:



Van, N. (1970). Funeral Rites in Viet-Nam. Vietnam Bulletin, Issue 19 (1)


Malarney, S (1996). The limits of 'state functionalism' and the reconstruction of funerary ritual in contemporary North Vietnam. American Ethnologist, 23 p, 547.


Crawford, A. (2000). Customs and Culture of  Vietnam. An Enduring Classic, chapter 7.


Retrieved October 17th, 2003 from http://www.militaryliving.com/vietnam2/index.html


http://www.maitangvanphuoc.netfirms.com


 



























Tang lễ là một nền văn hóa luôn luôn được người Việt







 







Nam giữ gìn khi gia đình có người qua đời. Bổn phận quan trọng của người con là cung dưỡng song thân khi tuổi già yếu và hoàn tất tang lễ khi quá vãng. Những bổn phận này cần thực hiện đúng nghi thức để tỏ lòng tôn kính, báo đền công sang thành dưỡng dục và tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cháu. Hiện nay một số phong tục, nghi lễ vẫn đặt biệt được cử hành trước và sau khi cha, mẹ lìa trần.


 



 


 



Người Việt


Nam tin tưởng rằng sự ‘ra đi’ tại nhà và được thân nhân bên cạnh là điều may mắn. Họ cho rằng chết xa nhà là điều bất hạnh và rủi ro khi phải khiêng hòm từ nơi khác về. Có những trường hợp người bịnh được đưa đi nhà thương và khi biết giờ chết đến gần, họ vội vã về chết ở nhà. Bà con, quyến thuộc quay quần bên người sắp quá vãng và mọi sự được thể hiện trong không khí trầm lặng. Trong lúc này, người con trai lớn ghé sát tai lắng nghe những lời khuyên bảo, dặn dò hoặc trăn trối từ người hấp hối.


 



 


 



Theo một số truyền thống, khi song thân quá vãng, các người con không chấp nhận sự chết của song thân mình. Họ đặt một chiếc đũa gần miệng người chết và thi hài để trên tấm chiếu, đầu hướng phía cửa nhà (hướng Đông). Miệng người quá vãng được mở ra để khách viếng thăm có thể bỏ gạo hoặc tiền vào (trường hợp gia đình giàu có). Người con trai trưởng hoặc con gái trưởng trong gia đình  lấy chiếc áo của ba/mẹ thường dùng khi còn sống vung vẩy trên không trung và gọi hương hồn người mất trở về thân xác. Sau khi thực hiện lễ này, thi hài được các người con lớn đem tắm, rửa bằng dầu thơm hoặc rượu để tẩy đi những các bụi của thế gian. Mục đích này làm cho gân cốt người mất thư giản và ngay thẳng lại. Song song đó tóc của người mất trải gọn gàng, móng tay và móng chân được cắt cụt. Sau đó mặc quần áo cho người quá vãng thường sử dụng khi tại thế, hoặc mặc áo Phật (lục phù) hay áo phép (áo trắng có may cây thánh giá màu đen trước ngực) rồi đặt thi thể lên giường, xếp chân tay ngay ngắn lại. Dầu dừa, trà và chuối xanh được đặt lên bụng người quá vãng để xua đuổi những ma quỷ đến quấy rối, nhưng theo khoa học tính chất từ các vật này khử mùi hôi từ thi thể. Trong khi chờ đợi các Thầy hoặc Cha đến tụng kinh, gia đình treo màn phủ lên người quá vãng và tạm thời đặt chiếc bàn con ở phía đầu. Nếu gia đình ảnh hưởng Khổng Giáo, Lão Giáo hay thờ cúng tổ tiên thì đặt một chén cơm, một quả trứng và đôi đũa. Theo đạo Thiên Chúa đặt miếng giấy bìa cứng có ghi tên Thánh của người chết.



 



 


 



Lễ nhập liệm thường được hướng dẫn theo hai quan điểm Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Người quá vãng thường được mang tới chùa, nhà thờ hoặc nhà quàn để nhập quan tài. Theo nghi lễ Phật Giáo nhập liệm được chia làm nhiều phần như sau: nhập liệm, cúng cơm, động quan, hạ huyệt… Gia đình tang chủ được sắp sếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và theo quan hệ người mất, tất cả quỳ trước bàn thờ Phật và hương linh. Sau khi các Thầy làm các nghi lễ cổ truyền và tụng kinh, nhân viên dịch vụ tiến hành mặc đồ tẩm liệm và quấn vải liệm. Trong lúc người con trưởng hoặc cháu đích tôn đứng bên cạnh, tất cả gia đình nhiễu quanh quan tài ba vòng nhìn mặt người quá vãng lần cuối. Tang phục là văn hoá của người Việt


Nam. Tang phục được làm bằng vải tám hoặc vải mùng màu trắng, người trưởng nam, vợ hoặc chồng và cháu đích tôn thường mặc nguyên bộ tang phục, còn lại tất cả đều phải chít khăn tang trên đầu. Trên bàn thờ Phật có các tượng hoặc hình, dĩa trái cây, bình bông và lư hương. Trên bàn hương có thêm 3 chén cơm, ba ly trà nhỏ và các thức ăn khác. Đại diện gia đình gắp thức ăn vào chén cơm, dâng lên ngang trán khi được Thầy hướng dẫn. Theo luật luân hồi của Phật Giáo hương linh vẫn có thể còn vất vưởng trong vòng 49 ngày sau khi lìa thân xác.


 



 


 



 


 



Quí Thầy tụng kinh, làm lễ trước khi di chuyển quan tài đi hỏa táng hoặc mai táng. Nhân viên dịch vụ đồng xá ba xá tỏ ý kính trọng người mất và xin phép gia đình di quan. Theo nghi lễ Phật giáo, các vị sư đi trước tụng king. Trưởng nam và cháu đích tôn bưng lư hương và hình người quá vãng đi sau quan tài. Quan tài được khiêng cung kính và theo nguyên tắc “đầu Quan đi trước, chân áo Quan đi sau”. Gia đình, họ hàng và quí khách tham dự lần lượt nối tiếp tiễn đưa người quá vãng đến nơi “an nghỉ cuối cùng”.



 



 


 



Theo nghi lễ Thiên Chúa Giáo, gia đình không đặt nặng các phần cúng kiến mà chủ yếu đọc kinh cầu nguyện. Các vị Cha đọc kinh, làm lễ nhập liệm (dùng vải trắng), các phần còn lại do các vị có trách nhiệm đảm nhận. Bàn thờ theo Thiên Chúa Giáo đơn giản là một bảng tên thánh, lư hương (ít dùng), bình bông huệ trắng, cây thánh giá¸....phía sau quan tài có một tấm vải thiêu tên giáo xứ, trước nhà có treo bốn lá cờ nhỏ có thêu chữ 'Sống gởi, thác về'. Nghi lễ động quan Thiên Chúa giáo gồm có hai phần. Bà con, họ hàng đọc kinh, cầu nguyện trước lúc di quan và sau đó đưa linh cữu vào nhà thờ làm lễ. Thông thường, lúc sinh tiền người quá vãng đi lễ tại đâu thì được Cha Sở của nhà thờ đó làm lễ.



 



 


 



Tang lễ được coi rất quan trọng trong văn hóa của người Việt


Nam. Trong thời gian này, con cháu quy tụ đầy đủ dự tang. Mọi tục lệ cưới hỏi, nôi thôi, sinh nhật, kỷ niệm v.v…đều ngưng lại chờ sau khi xả tang. Nhưng đặc biệt đối với Tết, ngày vui cổ truyền của dân tộc, gia đình phải gác mối sầu riêng để hòa cùng niềm vui của dân tộc. Vì vậy có tục lễ ‘cất khăn tang’ trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang thì kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con. Ngược lại bà con, xóm giềng đến chúc tết và an ủi những gia đình bất hạnh.


 



 


 



Theo truyền thống, gia đình có song thân qua đời thường được để tang ba năm. Thời gian gần đây, các tang quyến giảm bớt nghi lễ nhưng không kém phần trang nghiêm. Sau khi an táng thân mẫu xong, thành viên trong gia đình sinh hoạt bình thường; người lớn tiếp tục công việc, làm ăn buôn bán v.v…con cháu tiếp tục học hành. Đối với vấn đề tang phục không còn bị bắt buộc mặc, họ điều chỉnh lại thành những bản vải nhỏ cột xung quanh tay hoặc miếng danh hiệu gắn lên cổ áo.



 



 


 



Tang lễ trong gia đình đã có tập tục từ rất lâu. Các phong tục, nghi lễ được truyền thừa từ tổ tiên đời này sang đời khác mang những tính chất huyền bí và bắt nguồn gia lễ xưa của Trung Hoa. Ngày nay các tập tục này đã lỗi thời nhưng vẫn được áp dụng rộng rãi trong nhân gian. Tang lễ được ảnh hưởng bởi tôn giáo, tùy theo tín ngưỡng của từng tôn giáo mà gia đình có những cách thức tiến hành tang lễ khác nhau. Tang lễ là sự tiêu biểu truyền thống, cách sống của người Việt


Nam. Hình thức tang lễ nói lên tình nghĩa của những người cùng chung dòng máu, chia sẻ những gì khi còn sống và sau khi mất họ vẫn ở mãi trong lòng những người thân. Người Việt Nam cho rằng chết không có nghĩa là không còn nữa mà chỉ ‘mất đi’. Phần thân xác mất chứ tâm linh không mất. Con người mất đi thì vẫn hiện hữu qua nhiều hình thức khác.


 



Reference:



Van, N. (1970). Funeral Rites in Viet-Nam. Vietnam Bulletin, Issue 19 (1)


Malarney, S (1996). The limits of 'state functionalism' and the reconstruction of funerary ritual in contemporary North Vietnam. American Ethnologist, 23 p, 547.


Crawford, A. (2000). Customs and Culture of  Vietnam. An Enduring Classic, chapter 7.


Retrieved October 17th, 2003 from http://www.militaryliving.com/vietnam2/index.html


 



http://www.maitangvanphuoc.netfirms.com


 



 



Leave a Reply