Friday, January 6, 2012

Những nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng của thiếu niên

0 nhận xét


Hằng ngày tin tức truyền thông loan báo nhiều vấn đề liên quan tới tuổi trẻ. Vấn nạn của tuổi trẻ bao gồm như băng đảng, ma túy và rượu chè, không nhà cửa, ăn cắp và các phạm pháp khác. Vấn đề khủng khoảng ở lứa tuổi thiếu niên được coi rất quan trọng và gây ảnh hưởng tới sự giáo dục, gia đình và xã hội.






Lứa tuổi dậy thì nguyên nhân khiến tuổi trẻ lâm vào sự khủng hoảng. Những thay đổi về thể ở lứa tuổi thiếu niên; ở giới tính nam, sự phát triển nhanh về chiều cao và trọng lượng giữa độ tuổi 10 và 14 nhưng chậm lại giữa độ tuổi 15 và 17. Khả năng sinh lý phát triển. Bộc lộ rõ về giới tánh (vỡ tiếng, râu mặt phát triển). Ở nữ giới phát triển nhanh về trọng lượng và chiều cao giữa độ tuổi 9 và 11 nhưng chậm lại giữa độ tuổi 18 và 20. Khả năng phát triển sinh lý phát triển ở độ tuổi 12. Bộc lộ rõ về giới tính (ngực và hông phát triển).


Về sự hiểu biết, các em có sự suy nghĩ một cách trừu tượng hơn cụ thể ví dụ như trong tình cảm: Các em bị tình cảm của người khác phái cuốn hút trong tình yêu một cách mù quáng và không thực tế. Các em thường nghĩ đến những cuộc tình đầy thơ mộng, quyến nhưng không nghĩ tới thực tế đằng sau cuộc tình không được công nhận của các bậc phụ huynh vì các em dưới tuổi thành niên. Các em chú ý phong cách bên ngoài của mình trong việc giao tiếp người khác. Tính tình các em cũng thay đổi đột ngột, đôi khi cau có, giận dữ, gắt gỏng, buồn vui bất chợt. Các thiếu niên tranh luận hoặc cãi lại cha mẹ vì những áp lực như sau; những yêu cầu từ cha, mẹ và người lớn. Các em xung đột với bạn bè, gặp khó khăn ở học đường, trở ngại trong tình cảm cá nhân.


Vấn đề bạo động thường xảy ra ở các em trai. Bạo động thường do ảnh hưởng trực tiếp từ người cha. Trong gia đình chồng hành hung vợ và đánh luôn cả những đứa con. Người con lớn trong gia đình thường đứng ra bênh vực hoặc ngăn cản người cha. Nếu hai vợ chồng đi đến trường hợp ly dị hoặc ly thân, người con trên 14 tuổi có hội ở với mẹ nhiều hơn vì các nhà tâm lý học cho rằng nếu ở với cha sẽ học theo thói bạo động. Bạo động trong gia đình đưa tới khủng hoảng như; sa sút việc học hoặc bỏ học nửa chừng, bỏ nhà rađi, tinh thần suy sụp, vấn đề tâm lý bị ảnh hưởng lâu dài.


Truyền hình và các truyền thông khác cũng gây ra tánh bạo động ở lứa tuổi thiếu niên. Quần chúng đổ lỗi cho sự tội lỗi và phạm pháp gây ra bởi truyền hình, tranh truyện, truyền thanh radio, phim và các sản phẩm khác của văn hóa. Mỗi người bắt chước một cách khác nhau từ những gì họ thấy và nghe. Và các em cũng học những gì tùy theo nội dung của các chương trình chiếu trên truyền hình. Chẳng hạn như các loại nhạc kích động, nhạc ráp, nhạc video và sân khấu kích động hạng nặng thường mô tả “thế giới đầy nguy hiểm, đầy trụy lạc và bóc lột. Các người trong lúc trình diễn thường nhảy xuống khán giả và được họ khiêng đi hoan nghêng và cổ võ.


Quan hệ xã hội


Các em giảm bớt sự gần gũi với gia đình và tăng gia mối quan hệ bên ngoài. Ở lứa tuổi này các em dành nhiều thời giờ ở ngoài đường hơn với gia đình. Các em thường tập họp thành nhóm bạn thân (2 hay 3 người thường chung phái tính). Mục đích đơn giản bỏ thời gian để cùng vui chơi. Căn bản của băng đảng bắt đầu bởi các cuộc đánh nhau khi các em bị bắt nạt trong sân trường. Những nhóm đàn anh dùng các khí ảnh hưởng bởi phim ảnh. Ðằng sau đó các băng đảng được thành lập và bắt đầu liên quan đến những việc làm trái luật pháp như; uống bia, rượu, lái xe quá tốc tộ. Và hơn nữa băng đảng bắt đầu tranh dành những chỗ tụ tập ăn chơi và địa bàn buôn bán hàng hóa lậu và bạch phiến. Khi gia nhập băng đảng các emthể chống lại sự ức chế và khuyên bảo từ người khác.


Gia đình cũng nguyên nhân chính để các em gia nhập vào băng đảng. Các em thiếu sự ủng hộ hoặc hướng dẫn và khó khăn trong gia đình đang ở. Có một số em cảm thấy rằng ba mẹ không còn thương yêu, dùm bọc các em, do đó tìm một gia đình khác từ những băng đảng. Các em gái gia nhập vào băng đảng để được bảo vệ và vấn đề bạo động trong gia đình.


Trách nhiệm giáo dục thiếu niên


Trách nhiệm giáo dục các em thiếu niên từ trong cuộc sống gia đình. Cha mẹ hoặc người thân nên quan tâm đến sự học hành của conem mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập trong các trường học. Khuyên các em nên có sự phấn đấu trong cuộc sống hiện tại, nếu thiếu sự giáo dục thì các em tiếp xúc những việc làm xấu hơn học được những việc tốt trong xã hội.


Việc giáo dục thiếu niên muốn có kết quả, cần có sự trợ duyên tốt từ gia đình đến trường học. Trong đó có sự trợ giúp của các tôn giáo như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin lành…v.v, bởi vì trong các các trường học đều có tín đồ của giáo hội đến giảng dạy giáo lý căn bản của các tôn giáo, nhằm mụch đích xây dựng cho các em tìm hiểu tôn giáo của mình để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Nếu được học hỏi giáo lý thì được nâng cao tinh thần đạo đức, được giáo dục ngay trong gia đình và xã hội. Chính vì vậy cá nhân các em đến đoàn thể phải hợp tác trong mọi lĩnh vực. Những quan xã hội nên tổ chức những chương trình giúp các em xây dựng hình ảnh tốt đẹp về bản thân như; giữ gìn sức khoẻ để có một nếp sống lành mạnh, ăn uống điều độ và bồi dưỡng sức khoẻ, nghỉ ngơi đúng giờ, thể dục, thể thao thường xuyên.   Cần phải theo dõi những thông tin, tài liệu cố vấn trong việc thiếu niên nghiệp nghập như: thuốc lá, bia rượu, xì ke, ma túy và cờ bạc. Thí dụ như tài liệu nói về ma túy, mục tiêu để phòng ngừa việc sử dụng ma túy, giúp cho giới trẻ và phụ huynh hiểu được những nguy hiểm gắn liền với việc xử dụng ma túy. Ðó yếu tố quan trọng nhất trong việc điều trị và phục hồi thành công điều trị thiếu niên. Những tài liệu căn bản đó đều những tập tài liệu hướng dẫn căn bản nhất.     Xét những nguyên nhân bản thân các em trong quan hệ gia đình xã hội đã gây ra những khủng hoảng cho bản thân và những người xung quanh. Từ những nguyên nhân đó, gia đình cần phải bỏ qua tất cả những tội lỗi quá khứ các em đã mắc phải. Những bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian và có kế hoạch trong gia đình để ổn định lại cuộc sống bình thường mà từ trước các em không chịu chấp nhận. Gây cho các em niềm tin trong gia đình và xã hội, nhất trong trường hợp dạy dỗ các em được trưởng thành trong tương lai.






Cần phải cố sự cố vấn của nhân viên xã hội có kinh nghiệm để giải tỏa những khó khăn trong sinh hoạt khi các em mắc phải những khuyết điểm hoặc lỗi lầm trong sinh hoạt hàng ngày.




Leave a Reply